Phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 là gì, làm ở đâu?

Phiếu lý lịch tư pháp là loại giấy tờ quan trọng cần phải có trong hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, hồ sơ du học, bổ sung hồ sơ xin việc,… Vậy, lý lịch tư pháp số 1, lý lịch tư pháp số 2 là gì, làm ở đâu? Hãy cùng Khởi Nguyên tìm hiểu rỏ hơn để việc làm phiếu lý lịch tư pháp được dễ dàng hơn bạn nhé.!

Phiếu lý lịch tư pháp và những điều cần biết

Phiếu Lý lịch tư pháp là phiếu do Sở tư pháp cấp chứng minh cá nhân có hay không có án tích.

Có 2 loại phiếu Lý lịch tư pháp:

  • Phiếu Lý lịch tư pháp số 1: là giấy dùng cho công dân Việt Nam, nếu từng có án tích nhưng đã xóa án tích thì trên giấy này sẽ không hiện án tích đã xóa.
  • Phiếu Lý lịch tư pháp số 2: là giấy dùng cho công dân Việt Nam nếu muốn đi nước ngoài, nếu từng có án tích nhưng đã xóa án tích thì trên giấy này vẫn hiển thị.

Làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?

  • Nếu đang ở tại Việt Nam thì nộp hồ sơ ở Sở Tư pháp nơi đang cư trú.
  • Nếu đã từng ở Việt Nam nhưng muốn xin Phiếu lý lịch tư pháp thì nộp hồ sơ ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Làm lý lịch tư pháp Hà Nội tại:

  • SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
  • Điện thoại: (024) 3354.6163.
  • Địa chỉ: Số 221 Trần Phú, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.

Làm lý lịch tư pháp ở đâu TPHCM:

  • SỞ TƯ PHÁP TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 3829 0230.
  • Địa chỉ: 141 – 143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh.

Tỉnh thành khác: Trực tiếp về Sở tư pháp ở tỉnh thành trên hộ khẩu làm phiếu LLTP.

ly-lich-tu-phap

Chi phí để làm Lý lịch tư pháp là bao nhiêu?

Nhiều khách hàng hỏi Lệ phí xin cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao nhiêu?

  • Hiện nay, phí làm lý lịch tư pháp là: 200.000 đồng/lần.
  • Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000đ/lần.

Lưu ý: Chính sách miễn giảm này chỉ áp dụng khi Đối tác làm LLTP tại nơi có hộ khẩu thường trú và không thông qua dịch vụ làm LLTP của VNPost.

Giấy tờ cần thiết để làm Lý lịch tư pháp?

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu có sẵn tại nơi đăng ký).
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu công chứng.
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.
  • Ngoài ra, người yêu cầu cấp LLTP thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Làm Lý lịch tư pháp tốn thời gian bao lâu?

Thông thường Sở tư pháp sẽ trả phiếu Lý lịch tư pháp cho anh/chị không quá 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ cho Sở. Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì, xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.

Lý lịch tư pháp khác với giấy xác nhận hạnh kiểm ở điểm nào?

  • Giống nhau: Cùng là giấy xác nhận tiền án tiền sự của công dân, được công nhận bởi chính quyền.
  • Khác nhau: Phiếu Lý lịch tư pháp có thẩm quyền cao hơn và thời hạn lâu hơn giấy Xác nhận hạnh kiểm vì được công nhận bởi Sở Tư Pháp Thành Phố, còn giấy XNHK chỉ được công nhận bởi địa phương.

Tại sao lại cần làm giấy Lý lịch tư pháp?

Lý lịch tư pháp là giấy tờ chứng minh anh/chị chưa có tiền án, tiền sự do Sở Tư pháp xác nhận.

Lý lịch tư pháp có thời hạn sử dụng bao lâu?

Hiện nay chưa có quy định rõ ràng, thống nhất lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu mà sẽ được xét dựa trên quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Vì vậy, để biết chính xác lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu, bạn phải xác định được mình cần lý lịch tư pháp để sử dụng vào mục đích gì cũng như tùy vào quyết định của cơ quan, tổ chức liên quan.

Phiếu lý lịch tư pháp có những thông tin gì?

Lý lịch tư pháp số 1 là gì? Có những thông tin gì?

Các cá nhân cần xin lý lịch tư pháp khi có nhu cầu xin việc làm, bổ sung hồ sơ xin việc ở các công ty ở Việt Nam. Đây cũng là giấy tờ cần thiết để giúp phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã,… của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho:

  • Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú trong nước;
  • Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài;
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm:

  • Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu.
  • Tình trạng án tích: Đối với người chưa vi phạm pháp luật hoặc đã được xóa án tích thì ghi “không có án tích”. Người đã vi phạm hoặc chưa đủ điều kiện để xóa án tích thì ghi là “có án tích” và nêu cụ thể nội dung án tích.

Ngoài ra, nếu đương sự có yêu cầu thêm nội dung về việc đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp thì sẽ được ghi bổ sung trong phiếu.

Đối với hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài chỉ cần bổ sung phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì? Phiếu lý lịch tư pháp số 2 để làm gì?

Phiếu lý lịch Tư pháp số 2 là văn bản cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân khi có nhu cầu nắm được nội dung về Lý lịch Tư pháp của bản thân mình. Bên cạnh đó, văn bản này cũng cần thiết trong hồ sơ định cư Mỹ cũng như visa hôn phu/thê.

Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:

  • Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu.
  • Tình trạng án tích: Đối với người chưa bị kết án thì ghi “không có án tích”. Đối với người đã bị kết án thì ghi là “có án tích” và nêu chi tiết các thông tin theo thời gian của án tích đã xóa, chưa xóa, quyết định của Tòa án.
  • Thông tin cấm đảm nhiệm thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: Người không bị cấm thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”. Nếu bị cấm thì ghi thông tin chi tiết việc cấm đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.

Phần cuối của Phiếu lý lịch tư pháp là họ tên người lập phiếu và chữ ký, họ tên của thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký cùng con dấu.

Sau khi nhận được Phiếu lý lịch tư pháp, đương sự cần kiểm tra lại tất cả mọi thông tin xem đã chính xác chưa, nếu phát hiện có sự sai sót nào đó thì cần yêu cầu điều chỉnh ngay lập tức.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 làm ở đâu? Công dân Việt Nam có nhu cầu xin phiếu lý lịch tư pháp số 2 nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi đang thường trú hoặc tạm trú để được xét cấp.

Trên đây, Công ty Khởi Nguyên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về lý lịch tư pháp như lý lịch tư pháp để làm gì​, làm lý lịch tư pháp cần những gì, xin lý lịch tư pháp ở đâu. Nếu cần làm hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, xin visa đi các nước hay làm hồ sơ du học, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0975 940 515  để được tư vấn.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DL VÀ DV KHỞI NGUYÊN

Địa chỉ: 22B, Ngõ 166 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 121 Bùi Điền, Phường 4, Quận 8, TP HCM

Hotline: 0975 940 515 – 091 3638 222 – 0902 201 833